Tọa đàm “80 năm Đề cương văn hoá Việt Nam và sự phát triển văn học nghệ thuật Đắk Lắk”

Sáng 31/10, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh tổ chức Tọa  đàm “80 năm Đề cương văn hoá Việt Nam và sự phát triển văn học nghệ thuật Việt Nam, văn học nghệ thuật Đắk Lắk”.

Tham dự chương trình có đồng chí Huỳnh Chiến Thắng- Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, đồng chí Niê Thanh Mai-Chủ tịch Hội VHNT tỉnh; lãnh đạo Sở, ngành, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.Hồ Chí Minh, cùng đông đảo văn nghệ sĩ trong tỉnh.

01142f392980123a444d99df63394880

Quang cảnh Tọa đàm

Tọa đàm tập trung nghe nhiều tham luận của các nhà nghiên cứu văn hoá, quản lý văn hoá, văn nghệ sĩ trong và ngoài tỉnh chia sẻ về vai trò của bản Đề cương về văn hoá Việt Nam 1943 đối với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc Tây Nguyên trong văn hoá, văn học nghệ thuật hiện nay; Phương pháp luận tiếp cận Đề cương về văn hóa Việt Nam 1943; Phát triển văn hoá tộc người ở tỉnh Đắk Lắk theo tinh thần của đề cương văn hóa Việt Nam năm 1943; Việc thực hiện nghị quyết 23-NQ/TW, ngày 16/6/2008 của Bộ chính trị khóa X về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới; Văn hóa là nền tảng tinh thần cho sự hình thành, phát triển của văn học, Nghệ thuật Đắk Lắk, Tây Nguyên…

7028352dca35652537c1ca599da46501

Đồng chí Huỳnh Chiến Thắng – Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phát biểu tại buổi Tọa đàm

Đa số tham luận, ý kiến tại Toạ đàm đã đưa ra những đánh giá, làm rõ các vấn đề cơ bản như: Phân tích làm rõ quan điểm cơ bản về văn hoá, văn nghệ và giá trị lý luận, thực tiễn sâu sắc, lâu bền của Đề cương về văn hoá Việt Nam (1943); làm rõ quá trình kế thừa, vận dụng và phát triển những nội dung quan trọng của Đề cương trong việc xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật Việt Nam nói chung và văn học nghệ thuật Đắk Lắk nói riêng; đề xuất định hướng và những nội dung cần tiếp tục nghiên cứu, vận dụng, phát triển để xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật thời kỳ đổi mới và hội nhập… Đồng thời tôn vinh, lan tỏa và phát huy giá trị của một văn kiện mang tầm cương lĩnh của Đảng về văn hóa, góp phần thực hiện thành công sự nghiệp phát triển toàn diện con người Việt Nam và chấn hưng, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong giai đoạn mới.

6730191f6a38b6874198da4d8c412d04

Đồng chí Niê Thanh Mai- Chủ tịch Hội VHNT tỉnh phát biểu đề dẫn

Phát biểu đề dẫn Tọa đàm, đồng chí Niê Thanh Mai- Chủ tịch Hội VHNT tỉnh cho biết, năm 2023 là dịp  kỷ niệm 80 năm ra đời “Đề cương về văn hóa Việt Nam” (1943 – 2023). Hội VHNT Đắk Lắk tổ chức Tọa đàm chủ đề này với mong muốn tiếp tục nghiên cứu, khẳng định và tuyên truyền sâu rộng về ý nghĩa lịch sử giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc của Đề cương về Văn hoá Việt Nam. Đồng thời tổng kết, đánh giá quá trình kế thừa, vận dụng và phát triển những nội dung cốt lõi của văn kiện; tập trung làm rõ vai trò quan trọng của Đề cương đối với sự nghiệp xây dựng, phát triển nền văn học, nghệ thuật Việt Nam nói chung, của Đắk Lắk nói riêng; Từ đó có những gợi ý, đề xuất phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục vận dụng, bổ sung, phát triển những tư tưởng cốt lõi của Đề cương nhằm thúc đẩy sự phát triển toàn diện của văn học nghệ thuật Đắk Lắk trong thời kỳ mới.

3f29c64e56ee38371981b4ad5c1bb826

Nghệ sĩ ưu tú Vũ Lân chia sẻ tại buổi Tọa đàm

Phát biểu chỉ đạo tại buổi Tọa đàm, đồng chí Huỳnh Chiến Thắng – Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy khẳng định, đây là dịp cùng nhìn nhận lại sự phát triển của văn hoá, văn học nghệ thuật Đắk Lắk trong chặng đường đã qua, định hướng cho sự phát triển VHNT tỉnh nhà trong thời gian tới. Kỳ vọng các nhà nghiên cứu, các đại biểu, nhà khoa học, đội ngũ văn nghệ sĩ tiếp tục nghiên cứu và có những dự báo để văn hóa, văn nghệ tham gia và đóng góp sâu sắc hơn vào nhu cầu hương thụ văn hoá, văn nghệ của người dân; hình thành một hệ giá trị văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc; đáp ứng được với sự phát triển của đất nước, của tỉnh Đắk Lắk phù hợp với xu thế phát triển hiện nay.

Trên cơ sở kết quả của Toạ đàm và từ thực tiễn sáng tạo văn học nghệ thuật, đông đảo đội ngũ giáo sư, tiến sĩ, nhà khoa học, đặc biệt các văn nghệ sĩ là những người trực tiếp tham gia vào quá trình hoạt động sáng tạo văn học nghệ thuật cần nghiên cứu đề xuất những giải pháp khả thi, đưa đường lối của Đảng vào đời sống, quảng bá ngày càng sâu rộng văn hóa Việt Nam nói chung và văn hoá của vùng Tây Nguyên nói riêng, thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ nền văn học nghệ thuật để chúng ta có nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật thể hiện chân thực đời sống nhân dân, dân tộc, giàu giá trị nhân văn và giá trị thẩm mĩ, xứng đáng với tầm vóc của dân tộc và thời đại.

Nguồn: Kim Bảo – http://daklak.gov.vn