Bảo vật quốc gia – bộ chân đèn và lư hương độc bản còn nguyên vẹn ở Nam Định

Bảo vật quốc gia bộ chân đèn và lư hương gốm men thời Mạc là hiện vật được sưu tầm tại đình Cự Trữ và chùa Cổ Chất (xã Phương Định, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định), hiện được lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Nam Định.

Bảo vật quốc gia - bộ chân đèn và lư hương độc bản còn nguyên vẹn ở Nam Định- Ảnh 1.

Cận cảnh bảo vật quốc gia bộ chân đèn và lư hương gốm men thời Mạc. Ảnh: Lương Hà

Bộ chân đèn và lư hương gốm men thời Mạc là những bảo vật gốc, độc bản về số lượng, hình thức, phong cách nghệ thuật và niên đại. Trong đó, chân đèn được sưu tầm tại đình Cự Trữ, còn bát hương tại chùa Cổ Chất (cùng xã Phương Định, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định). Cả 2 hiện vật này tuy có nguồn gốc khác nhau nhưng đều được sản xuất cùng thời gian ngày 20.8 năm Hưng Trị 3 (1590).

Bảo vật quốc gia - bộ chân đèn và lư hương độc bản còn nguyên vẹn ở Nam Định- Ảnh 2.

Bảo vật bộ chân đèn và lư hương gốm men thời Mạc được trưng bày tại Bảo tàng tỉnh Nam Định. Ảnh: Lương Hà

Chân đèn đến nay là hiện vật duy nhất thời Mạc ở Việt Nam, có đường kính mặt 17cm; đường kính đế 21,2 cm; cao 76cm và nặng 77g. Về hình thức chân đèn được hoàn thiện tỉ mỉ, nhấn nổi đa dạng các đề tài trang trí rồng, phượng, hoa thị, lá đề, cánh sen, chữ Hán và có đầy đủ các bộ phận hợp thành gồm: chân đế, thân đèn, cổ đèn.

Giống như chân đèn, lư hương gốm cũng là tiêu bản duy nhất có hình thức, hoa văn trang trí cầu kỳ, tinh xảo khác với các lư hương niên đại cùng thời.

Tài liệu lưu lại, lư hương gốm gồm 2 phần chồng lên nhau, có đường kính mặt 20cm; đường kính đế 20cm; cao 40,4 cm và nặng 478g. Phần trên giống một bát hương độc lập có miệng bằng, loe, cổ hình trụ, thân phình gắn 4 chân hình đầu thú uốn cong ra ngoài.

Bảo vật quốc gia - bộ chân đèn và lư hương độc bản còn nguyên vẹn ở Nam Định- Ảnh 3.
Bảo vật quốc gia - bộ chân đèn và lư hương độc bản còn nguyên vẹn ở Nam Định- Ảnh 4.

Trang trí đắp nổi kết hợp vẽ lam các loại hoa văn, rồng trong ô, lân, ngựa có cánh, mặt hổ phù, mây và hoa văn hình học trên lư hương gốm. Ảnh: Lương Hà

Không chỉ trưng bày bảo vật quốc gia bộ chân đèn và lư hương gốm men thời Mạc, tại Bảo tàng tỉnh Nam Định còn có bảo vật quốc gia “Thành bậc lan can” là hiện vật gốc, độc bản có niên đại thời Lý duy nhất ở Việt Nam.

Thành bậc lan can thời Lý có niên đại đầu thế kỷ 12 (khoảng từ năm 1108 – 1117) là di vật đá độc bản, được chế tác hoàn toàn bằng kỹ thuật chạm khắc thủ công, cũng là tiêu bản duy nhất phát hiện từ trước đến nay trong các di tích thời Lý ở Việt Nam. Hiện vật được tìm thấy trong đợt khai quật phế tích Bảo tháp Vạn Phong Thành Thiện trên núi đỉnh núi Ngô Xá (xã Yên Lợi, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định) 1966 – 1967.

Bảo vật quốc gia - bộ chân đèn và lư hương độc bản còn nguyên vẹn ở Nam Định- Ảnh 5.
Bảo vật quốc gia - bộ chân đèn và lư hương độc bản còn nguyên vẹn ở Nam Định- Ảnh 6.

Bảo vật quốc gia Thành bậc lan can. Ảnh: Lương Hà

Theo ông Hoàng Văn Cương – Phó Giám đốc Bảo tàng tỉnh Nam Định, các bảo vật quốc gia hiện đang được lưu giữ, bảo quản tại Bảo tàng tỉnh Nam Định và các di tích trên địa bàn tỉnh đang ngày càng phát huy giá trị trong công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa. Bên cạnh đó, giúp nâng cao ý thức, trách nhiệm của các cấp chính quyền và nhân dân trong việc bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa truyền thống của quê hương.

Theo laodong.vn